Sản xuất Lựu pháo M1931

Pháo B-4 được sản xuất tại nhà máy cơ khí Bolshevik và nhà máy cơ khí Barrikady (nay là nhà máy cơ khí Titan-Barrikady). Hai nhà máy chỉ có khả năng xuất một khẩu pháo duy nhất vào năm 1933 (nhưng khẩu pháo chưa được hoàn thiện). Hai khẩu pháo đầu tiên được chuyển giao cho quân đội vào nửa đầu năm 1934, cùng với 13 khẩu pháo khác được sản xuất tính đến cuối năm, sau đó việc sản xuất pháo B-4 tại nhà máy bị ngừng lại cho đến năm 1938, nguyên nhân là do nhà máy chuyển sang sản xuất pháo A-19 cỡ nòng 122 mm. Nhà máy cơ khí Bolshevik sản xuất được 104 khẩu lựu pháo từ năm 1932 đến năm 1936 và 42 khẩu vào năm 1937. Việc sản xuất sau đó được chuyển về lại Stalingrad. 75 khẩu đã xuất xưởng tại đây vào năm 1938 và 181 khẩu được chế tạo vào năm tiếp theo. Nhà máy Barrikady sản xuất 165 khẩu vào năm 1940, và thêm 300 khẩu vào năm 1941. Nhà máy chế tạo Novokramatorsky cũng bắt đầu sản xuất pháo B-4 vào năm 1938/1939 sản xuất được 49 khẩu (1938), 48 khẩu (1939), 3 khẩu (1940) và 26 khẩu (1941). Trong số 326 khẩu lựu pháo B-4 được sản xuất năm 1941, 221 khẩu đã được chuyển giao nửa đầu năm 1941, với serie cuối cùng được sản xuất vào tháng 10 năm 1941 khi chín khẩu pháo cuối cùng được bàn giao.

Tổng cộng có 1011 khẩu pháo B-4 được sản xuất từ năm 1932 đến năm 1942.

Các bản vẽ thiết kế pháo B-4 tại các nhà máy cơ khí là khác nhau, với việc các nhà máy tự tiến hành sửa đổi khẩu pháo để việc sản xuất trở nên thuận tiện hơn. Kết quả là đã có hai kiểu pháo khác nhau ra đời. Bản vẽ thiết kế M-4 không được thống nhất cho đến năm 1937, khi thiết kế được thống nhất, và được đưa vào thử nghiệm, sản xuất loạt. Cải tiến chính là xe bánh xích chở pháo, cho phép pháo có thể tác xạ trực tiếp mà không cần tới bất kỳ một nền tảng đặc biệt nào, không giống như các thiết kế pháo khác. Xe kéo �ánh xích cũng được sử dụng vì Liên Xô sở hữu nhiều nhà máy sản xuất máy kéo trong những năm 1920s và 1930s, khiến cho việc sản xuất xe bánh xích có chi phí hợp lý hơn.[4]

36 khẩu pháo B-4 được dự kiến sẽ trang bị cho 17 trung đoàn pháo theo kế hoạch đến năm 1939, mỗi trung đoàn sẽ có 1374 binh sĩ. Trong đó có 13 trung đoàn sẽ có 2 khẩu lựu pháo thay vì 1 khẩu.

Số lượng lựu pháo mà Hồng quân cần là 612 đơn vị, không thể được cung cấp kịp thời khi chiến tranh vệ quốc nổ ra, chỉ đến tháng Sáu năm 1941, Hồng quân mới được trang bị tổng cộng 849 khẩu pháo B-4. Để bù đắp số lượng pháo đã mất trong cuộc chiến, 571 khẩu pháo khác đã được chế tạo bổ sung.